Quy trình kiểm tra thang máy định kì
.jpg)
Kiểm tra thang máy định kì đánh giá tình hình, phòng ngừa rủi ro
Các bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Đánh giá sơ bộ thang:
- Gặp đại diện khách hàng để nắm tình hình hoạt động của thang máy, những hư hỏng thường xảy ra.
- Đi trong thang máy, đánh giá sơ bộ chất lượng (chú ý những điểm hoạt động không bình thường).
Bước 2: Kiểm tra phòng máy :
- Aptômát phòng máy.
- Máy kéo.
- Kiểm tra quạt máy kéo.
- Kiểm tra nhớt hộp số.
- Khớp nối pully pháp tốc, phát xung.
- Cáp tải kiểm tra sự mòn của cáp.
- Bộ phận chống vượt tốc.
- Cắt điện kiểm tra cứu hộ khẩn cấp, bình ắc quy.
- Cho thang chạy kiểm tra hoạt động của tủ điện.
- Vệ sinh toàn bộ máy kéo, tủ điện, phòng máy.
- Sửa chữa các hư hỏng, thay thế như cần thiết.
Bước 3: Kiểm tra cabin:
- Đi trong thang kiểm tra hoạt động của cabin.
- Kiểm tra bảng điều khiển cabin.
- Kiểm tra đèn quạt.
- Kiểm tra các thiết bị khác.
Bước 4: Hố thang:
- Kiểm tra công tắc điều khiển.
- Ty cáp tải đầu cabin, đối trọng.
- Kiểm tra phanh an toàn.
- Cửa tầng.
- Bộ truyền cửa cabin.
- Móng ngựa.
- Vệ sinh kiểm tra các hộp số giới hạn.
- Kiểm tra shoecar, shoe đối trọng định vị đầu car.
- Châm nhớt ray cabin, ray đối trọng.
- Kiểm tra bình ắc quy, đèn cấp cứu, intercom, chuông.
- Vệ sinh đầu cửa, sửa chữa, thay thế các hư hõng nếu cần thiết.
Bước 5: Đáy hố Pít thang máy:
- Kiểm tra các công tắc đáy hố.
- Kiểm tra đối trọng.
- Kiểm tra giảm chấn cabin, đối trọng.
- Vệ sinh đáy hố, sửa chữa các hư hỏng.
Bước 6: Nút bấm tầng:
- Kiểm tra nút bấm tại mỗi cửa tầng.
- Kiểm tra hiển thị tại chỗ.
Bước 7: Thông báo kết quả kiểm tra thang máy với khách hàng:
- Báo cáo khách hàng công việc kiểm tra.
- Báo cáo khách hàng những hư hỏng chưa khắc phục và đề ra phương án giải quyết.
- Khách hàng xác nhận lệnh công tác.